Author: Quỳnh Hoa

  • Học cách yêu con

    Học cách yêu con

    Hãy yêu thương

    Mọi vấn đề xung đột giữa người và người đều bắt đầu từ cái tôi. Bởi vậy, ở phương Tây, có một ngôi trường mà ở đó các nhà phân tâm học đề xuất rằng, chừng nào đứa trẻ còn được nuôi dưỡng bởi cha mẹ thì chừng đó thế giới này sẽ không có được sự bình yên. Đề xuất của các nhà phân tâm học chứa một phần sự thật. Đó là, nếu trẻ em không được sống trong tình yêu thương, sự chở che từ cha mẹ thì chúng cũng sẽ không hình thành nên cái tôi. Tuy nhiên, ý tưởng đó chứa phần nhiều nguy hiểm. Một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong sự thờ ơ và thiếu tình  yêu thương, chúng có thể sẽ không gặp vấn đề về cái tôi nhưng sẽ gặp nhiều vấn đề khác, có khi còn nguy hiểm hơn nhiều. Chúng sẽ là một mớ hổ lốn, một kẻ lóng ngóng, vụng về, không biết mình là ai. Thậm chí chúng sẽ luôn sợ hãi vì cảm giác không một ai yêu thương chúng.

    Một đứa trẻ, cũng như tất cả chúng ta, cần tình yêu để không cảm thấy sợ hãi, để cảm thấy rằng mình được chấp nhận, mình có phần đặc biệt, và mình có sức mạnh nội sinh. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng trong một môi trường thiếu vắng tình yêu chúng sẽ có thể không có nhiều vấn đề về cãi vã nhưng chúng sẽ không có sức mạnh để đứng lên sau những vấp ngã của cuộc đời. Chúng có thể trở nên lập dị và lệch tâm. Đó cũng không phải là tình  huống hay ho. Vậy nên chúng ta cũng không cần phải quá nghiêm khắc và thiết quân luật khi con chúng ta còn là một đứa trẻ.

    Một đứa trẻ, cũng như tất cả chúng ta, cần tình yêu để không cảm thấy sợ hãi, để cảm thấy rằng mình được chấp nhận, mình có phần đặc biệt, và mình có sức mạnh nội sinh.

    Đừng can thiệp

    Nếu món quà lớn nhất mà các bậc cha mẹ có thể dành cho con cái là tình yêu thương thì điều tốt đẹp mà cha mẹ dành cho con thực chất đó là việc đừng can thiệp. Mọi cách thức nhằm đỡ đầu đứa trẻ đều sai. Chính ý nghĩ đó đã là không đúng. Đứa trẻ cần tình yêu chứ không cần sự giúp đỡ. Trên thực tế, cha mẹ can thiệp quá nhiều và quá sâu vào cuộc sống của con cái. Và bởi danh nghĩa  là sự giúp đỡ người khác nên không ai từ chối. Dĩ nhiên, đứa trẻ cũng còn quá nhỏ để từ chối.

    Và đây là một trong những việc khó khăn nhất của những bậc làm cha làm mẹ. Đó là đừng can thiệp. Tất cả những  gì bạn cần làm và nên làm là hãy yêu thương và đừng can thiệp. Hãy ấm áp và và hãy chấp nhận. Đứa trẻ có một năng lực tiềm ẩn, và không có cách nào biết được nó sẽ trở thành người thế nào. Do đó, bạn không thể đề xuất: “Anh nên giúp đứa trẻ theo cách này”. Mỗi đứa trẻ là duy nhất, do đó không có cách chung nào cho tất cả.

    Cách đúng đắn nhất là không giúp gì cả. Nếu bạn thực sự can đảm, đừng giúp gì cả. Chỉ cần yêu thương và nuôi dưỡng những  đứa trẻ. Hãy để những đứa trẻ làm điều chúng muốn, đến nơi nó thích, ăn món chúng thấy hấp dẫn, chơi trò chơi chúng  yêu.  Cách bày tỏ tình yêu đối với đứa trẻ là để chúng hoàn toàn vô tư, không bị gò bó trong bảy năm đầu đời, để nó được hoàn toàn tự do, không theo bất kỳ tín ngưỡng nào. Đó mới là tình yêu đúng nghĩa mà cha mẹ cần trao đi cho con cái của mình.

    Nếu bạn thực sự can đảm, đừng giúp gì cả. Chỉ cần yêu thương và nuôi dưỡng những  đứa trẻ.

  • Mất hy vọng là mất tất cả

    Mất hy vọng là mất tất cả

    Một cuộc chiến tàn bạo

    Xuyên suốt trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”, Bảo Ninh khắc hoạ lại diện mạo một cuộc chiến mà lâu nay  lịch sử vẫn gọi tên là cuộc chiến thần thánh. Đúng, đó là cuộc chiến thần thánh khi “châu chấu có thể đánh  thắng voi”. Nhưng những bạo tàn của nó thì ít ai hình dung được. Chiến tranh đã biến một vùng đất thành Truông Gọi Hồn, xoá sổ không biết bao tiểu đội, đã giam cầm con người để họ biến thành “một con vượn rất to, phải bốn người kéo ra mới khiêng nổi con thú ấy về lán của đội trinh sát. Nhưng lạy Chúa tôi, đến khi ngả nó ra, cạo sạch được bộ lông thì ôi giời đất ơi, con vật hiện nguyên hình một mụ đàn bàn béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ngược”.

    Cuộc sống của những người lính – những người vẫn được gọi là anh hùng điêu tàn đến khốn khổ. Họ phải sống trong những cảnh tưởng mà “máu tung xối, chảy toé, ồng ộc, nhoe nhoé” “đạn bắn phọt óc con người” “những tấm ni lông quấn đầy tử sĩ”…Chân trời chết chóc mở ra mênh mang, vô tận những nấm mồ …Chiến tranh đã biến  những người lính vốn là những người nông dân  giản dị, dịu hiền, có cách nhìn đời nhân hậu trở thành những người có thói hiếu sát, máu hung tàn, tâm lý thú  rừng, ý chí tối thăm và lòng dạ gỗ đá.

    Nhà văn Bảo Ninh

    Chiến tranh cũng đã biến thân phận một con người trở thành phận con sâu cái kiến. Như Can một chàng lính vì không vượt  qua nổi sự khốc liệt của cuộc chiến, anh đào ngũ và chết trong rừng sâu với đầy sự nhục nhã. “Can chết rồi còn đâu. Bữa đó vệ binh chỉ lượm được cái xác. Cái xác lở loét, ốm o như xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên một bãi lau lầy lụa. Mặc của xác chết quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục… Hai hố mắt như hai cái tăng xê, chưa gì đã mọc rêu xanh lè…” Tên tuổi của một người từng vào sinh ra tử không kém cạnh ai và vốn hoàn toàn không phải đồ tồi đã ra đi như vậy.

    “Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp của dòng giống con người”. Rõ ràng, hoà bình là cái cây mọc lên máu, tính mạng, cuộc đời của biết bao con người. Đối với những người lính, những người đã ngã xuống lại là những người đáng được sống nhất.

    “Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp của dòng giống con người”.

    Những tâm hồn không lối thoát

    Kiên là nhân vật dẫn dắt trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Dù là người may mắn sống sót để tận hưởng thành quả hoà bình nhưng cuộc sống với anh chẳng dễ dàng gì. Chứng kiến những cái chết của đồng đội, theo dần năm tháng, những luồng tử khí đã hoà thành tiềm thức, trở thành bóng tối trong tâm hồn anh, không thể nào vươn lên nổi. Kiên đau khổ, dày xé, bị ký ức chiến tranh bóp nghẹt. Về với thời bình, chỉ cần nhìn thấy những cảnh lính Mỹ mặc áo giáp trên truyền hình, anh đã không thể  bình tĩnh nổi. “Tôi sẵn sàng nhập thân trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng”. Thời đại mới đối với Kiên không phải là những hy vọng về tương lai tốt đẹp mà tâm hồn mỗi ngày thêm hoang phế, vật vờ toàn những hồn ma bóng quỷ. Anh như mắc kẹt lại trên cõi đời này.

    Không chỉ Kiên mà thế hệ anh cũng không ít người lâm vào hoàn cảnh tương tự. Như  Vượng – cựu binh  thiết giáp, bốn năm trời lái T54  hoành hành ở miền Đông. Vượng ban đầu cũng hồ hởi xây dựng cuộc sống mới với ước mong tiếp tục được lái xe, xe tải, xe con, xe khách, tàu lu và kiên quyết không đụng đến một giọt rượu. Nhưng di chứng của chiến  tranh khiến anh khi lái xe, những đoạn nhún nhảy, êm êm, mềm mềm là oẹ, nôn chóng mặt đến buông cả tay lái. Anh bị hội chứng” sợ mặt đường”. Vậy là rượu xâm chiếm cuộc đời anh. Đó chính là những người không thể nào nhấc chân ra khỏi cuộc chiến.

    Nếu  trong tác phẩm “Bến không chồng” những con người hậu chiến dù có những méo méo về tâm hồn, có phải chịu đựng bao nỗi đau thương thiệt thòi từ thời cuộc nhưng trong họ vẫn còn hy vọng, vẫn còn khao khát vươn lên kiếm tìm những ngày tháng bình yên. Nhưng trong “Nỗi buồn chiến tranh”, nhân vật của Bảo Ninh đã hoàn toàn lụi tàn và chìm đắm trong hố sâu ký ức. Kiên cũng như nhiều  người khác chỉ có thể tìm thấy hơi thở cuộc sống trong những ký ức đau thương, dữ dội, trong đạn bom chém giết. Đó là khi chiến tranh đã chiến thắng, cái ác, tính phi nghĩa đã chiến thắng. Cuối cùng là tác giả cũng đành đi phải đi đến cái kết với một thoả hiệp rằng: “Tôi tin rằng anh vô cùng hạnh phúc trên con đường hướng mãi về quá khứ. Không bị sự quên lãng xói mòn,  tâm hồn anh mãi mãi được  sống trong mùa xuân của những tìnhc ảm mà ngày nay đã mai một hoặc đã già cỗi và biến tướng. Anh sẽ được trở lại với tính yêu, tình  bạn, tình đồng chí, những tình cảm đã giúp chúng ta vượt qua muôn ngàn đau khổ của chiến tranh…Bởi vì thế mà anh vĩnh viễn được sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chứa chan tình người…”

    Tôi tin rằng anh vô cùng hạnh phúc trên con đường hướng mãi về quá khứ… Anh sẽ được trở lại với tình yêu, tình  bạn, tình đồng chí, những tình cảm đã giúp chúng ta vượt qua muôn ngàn đau khổ của chiến tranh…Bởi vì thế mà anh vĩnh viễn được sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chứa chan tình người…”

     

    Phận tình yêu khốn khổ

      Tất cả những câu chuyện tình trong “Nỗi buồn chiến tranh” đều buồn đến bi thương.

    Câu chuyện về HơBia, Mây, Thơm với các đội viên trinh sát là câu chuyện tình bi thảm và mông muội. Ba cô gái bị chiến tranh cầm tù giữa rừng sâu núi thẳm đã khoả  lấp nỗi khát khao tuổi trẻ của cả một tiểu đội. Trong chiến tranh đã không còn luân lý. Tính phi lý và tội lỗi trong mối duyên tình chung đụng,  dan díu, san sẻ của những người con gái con trai vừa mới đôi mươi khiến người đọc vừa đau đớn, vừa xót thương, không nỡ lòng một câu ngờ vực hay giận tủi. Chiến tranh đã biến những điều  to lớn trở nên bé nhỏ cùng những mong muốn buồn vui bé nhỏ trở thành nỗi niềm không bao giờ được nhắc đến.

    Cuốn sách cũ kỹ của Hoa

                Chiến tranh đã khiến bao tình yêu trở nên xa xót như câu chuyện tình giữa Kiên và Phương. Rõ ràng, đó là những tình cảm tự nhiên, thuần khiết đầy mãnh liệt. Nhưng chiến tranh đã chia cắt lứa đôi. Dù rằng Phương mãnh liệt và không ngại định kiến xã hội nhưng sự chần chừ và nỗi lo sợ trong Kiên lớn hơn niềm tin mà anh giành cho cô ấy. Anh đã không đáp một tiếng gọi của Phương trong đêm tối mịt mù mà để rồi cả đời anh sống trong dày vò, hối hận. Kiên rốt cuộc cũng chỉ là người đàn ông nhu nhược bị chiến tranh làm cho hoang dại, tạ tàn.  Cả cuộc đời chìm đắm trong nỗi nhớ và niềm day dứt với Phương. Người đọc sẽ cảm thấy ngột ngạt trước tình  yêu của Kiên đối với Phương, đôi khi thầm tự hỏi, điều gì đã làm nên nông nỗi đó? Là do Kiên hay do chiến tranh? Do đạn bom hay do sự nhu nhược của một người đàn ông không dám nắm bắt lấy hạnh phúc của cuộc đời? Nhưng làm sao dám khi cả xã hội chỉ đang sống cho một lý tưởng duy nhất là độc lập. Làm sao dám khi với chiến tranh, cái chết là vô nghĩa.

    Rốt cuộc họ cũng chỉ là nạn nhân của bạo lực, của lòng tham, của những chết chóc mà thôi.

     

     

     

     

     

     

     

     

  • Hành trình về phương Đông – Hãy đọc khi rơi vào khủng hoảng

    Hành trình về phương Đông – Hãy đọc khi rơi vào khủng hoảng

    Có lẽ khi người ta bị rơi vào hố sâu của tuyệt vọng, thì hạnh phúc là khi được nhìn thấy một tia sáng chiếu xuống. Và tia sáng đó của mình có lẽ chính là cuốn sách: “ Hành trình về Phương Đông”. Khi bạn 3 tuổi, bạn khủng hoảng vì phải đi học mẫu giáo, nhưng khi bạn 22 tuổi, bạn cũng khủng hoảng vì buộc phải tốt nghiệp đại học nghĩa là không ai nuôi bạn nữa, và bạn phải tự mình vật lộn với đời. Mình của những ngày 22, 23 tuổi đã rơi vào vòng xoáy khủng hoảng đó. Lúc đó công việc bấp bênh, bắt nạt từ ma cũ, tình yêu dở dang, cảm giác thất vọng vì không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ. Vậy là mỗi ngày, sau một công việc nhàm chán, mình lại nằm dài lên giường, chán nản, sợ hãi, trầm cảm, mang trong mình sức trẻ nhưng lại sống như cái xác không hồn ngày này qua tháng khác. Rồi tới một ngày, vô tình bắt gặp audio về cuốn sách Hành trình về phương Đông, lúc đầu mình chỉ thu hút bởi giọng đọc rất cuốn hút, và rồi từ từ mình bị cuốn vào nó lúc nào không hay.

    Tác giả đã dẫn mình từ sự u mê này tới sự u mê khác, nhưng là một sự u mê mạch lạc, là khi đã cầm cuốn sách lên thì khó để có thể bỏ xuống. Những điều tưởng chừng như vô lý, những hiện tượng mà có lẽ khoa học có lẽ khó giải thích, sức mạnh tiềm ẩn bên trong của con người, lòng nhân ái sẽ đưa chúng ta đi xa hơn và vượt qua được những khó khăn trong cuộc đời này… Đôi khi mình thắc mắc, tại sao mình lại sinh ra trên cõi đời này, tại sao mình lại sống, tại sao lại như thế này, mà không phải như thế khác… Nhưng tất cả đã được lý giải, cặn kẽ, chi tiết, và đầy thuyết phục trong cuốn sách. Từ một con người sợ ma, sợ chết, sợ đủ thứ, mình đã mạnh mẽ và sống có mục đích hơn rất nhiều. Cái giá của trưởng thành là không biết tâm sự cùng ai, và có lẽ không phải ai cũng đủ hiểu mình để tâm sự, rồi rơi vào một trạng thái vô định, nhưng những lúc như vậy hãy tìm đến sách, khi đủ duyên để được gặp và được đọc một cuốn sách đầy chân lý, bạn sẽ thấy tim mình như bừng sáng lên vậy đó.

    Lòng nhân ái sẽ đưa chúng ta đi xa hơn và vượt qua được những khó khăn trong cuộc đời này

    Rồi sau đó mỗi ngày mình đều nghe radio, mua sách về đọc. Mình đã không dưới 10 lần mua rồi tặng, mua rồi tặng cuốn sách này cho người khác.Và giờ đây khi mình đã gần 30 tuổi, trong phòng mình vẫn luôn có cuối sách này, để mỗi lúc thấy thiếu động lực, mệt mỏi, mình lại lôi nó ra đọc. “Your life is your message to the world. Make sure it’s inspiring.” ― Cuộc đời bạn chính là thông điệp của bạn gửi đến thế giới này. Hãy truyền đi một thông điệp tích cực và đầy cảm hứng. Mình rất thích câu nói này, và hôm nay mình truyền cảm hứng của cuốn sách này tới mọi người này. Enjoy nó thật nhiều nhé, rồi bạn sẽ bắt gặp bạn ở một phiên bản tốt hơn rất nhiều.

  • Tiểu sử Machiavelli – Sự kiến giải cho một con người đầy nghịch lý

    Tiểu sử Machiavelli – Sự kiến giải cho một con người đầy nghịch lý

    Đêm trường trung cổ cuối cùng cũng chấm dứt khi ánh sáng huy hoàng của thời kỳ phục hưng chiếu rọi khắp Châu Âu. Bất ngờ thay, ánh sáng của hi vọng ấy lại bắt nguồn từ Italy – nơi có thánh thành – nơi vinh danh quyền lực của giáo hoàng – vị chức sắc tối cao của trần thế trông, lo phận sự cho con chiên. Tại sao tôi nói đó là điều bất ngờ? Bởi vì, tại thời điểm đó, Giáo hội Kito của Roma dường như chẳng mấy bận tâm đến sứ mệnh vinh danh chúa. Thay vào đấy, trong kinh đô Vatican, các hồng y (chủ yếu là người Italy) ngấm ngầm tiến hành các cuộc tranh đoạt quyền lực. Nghiêm trọng hơn, họ còn lấy uy quyền thần thánh của nước chúa trời lấn áp các quyền lực các quốc gia trần thế. Các giáo hoàng liên tiếp tạo ra các xung đột, chiến tranh trên toàn cõi châu Âu khi xây dựng những liên minh làm hổ danh Chúa. Tại Italy, mọi thứ còn tồi tệ hơn nhiều khi lần lượt các hồng y, giáo hoàng mang họ Medici, Borgia ngày một tha hóa quyền lực, can dự sâu vào sự chia rẽ các tiểu quốc trong lòng lãnh thổ quốc gia này

    Thế nhưng trớ trêu thay! Thời kỳ phục hưng lại được hình thành ngay giữa trung tâm tăm tối ấy. Nó khởi đầu từ thi ca của Boccaccio và Dante rồi nhanh chóng lan rộng sang mọi lĩnh vực. Thời đại ấy sản sinh ra vô cùng nhiều thiên tài kỳ quặc mà cho đến tận bây giờ các nhà khoa học không thể lý giải nổi: vì sao một họa sĩ có phần ẻo lả như Leonardo De Vinci lại có thể là bậc thầy về các loại vũ khí chiến tranh; Michaelangelo ngoài điêu khắc lại còn biết thiết kế các công trình công sự vĩ đại. Và con người kỳ lạ hơn cả trên đất nước Italia giai đoạn này bất ngờ là Machiavelli – một công chức bậc trung – người gần như đã chết trong sự lãng quên và xem nhẹ. Mấy ai ở thời điểm đó có thể tin rằng hậu thế lại suy tôn Machiavelli như ông tổ của triết học chính trị, bậc thầy về chủ nghĩa cơ hội, thực dụng cho đến niềm cảm hứng cho những gã độc tài phát-xít điên cuồng. Cuốn sách của Unger chính là kiến giải cho những con người đầy nghịch lý như thế.

    Miles J. Unger – Tác giả cuốn sách Tiểu sử Machiavelli

    Machiavelli – Một công chức bất tài

    Thực vậy, cho dù chủ đề cuốn sách chỉ giới hạn phạm vi trong nghiên cứu tiểu sử về Machiavelli nhưng bằng nguồn tư liệu đồ sộ được khảo cứu cùng với tư duy viết sử khá mới mẻ và hiện đại, Unger đã tái hiện ra lịch sử của nước Ý từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVI qua việc bám sát dấu chân của nhân vật chính Machiavelli. Sinh ra trong một gia đình trung lưu của Cộng hòa Florence, Machiavelli đáng lẽ có thể tiếp tục cuộc sống bình yên như cha mình, một học giả nghiệp dư với thú vui sưu tầm và đọc sách. Nhưng khao khát được góp mặt trong bộ máy chính quyền, xây dựng Cộng hòa Florence trở thành một quốc gia hùng mạnh và tiến xa hơn là chinh phục nước Ý đã khiến Machiavelli cả một đời loay hoay trong những kế hoạch dang dở. Và thú thực, Machiavelli cũng không phải là một công chức giỏi giang gì. Ông ta thu về kẻ thù gấp nhiều lần đồng nghiệp. Mọi quý tộc, quan chức có thể lực cho đến các hồng y, giáo hoàng tại Vatican đều nghi ngờ về sự trung thành của Machiavelli. Tương tự, những đóng góp của Machiavelli khi làm công chức của Florence gần như cũng không để lại thành quả gì. Kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân của ông gần như bị tan thành tro bụi. Mà không tan tành mới là chuyện lạ khi Machiavelli còn chẳng biết xây dựng chiến thuật, sắp xếp đội hình nữa là những chuyện cao xa hơn như tổ chức một cuộc chiến.

    Một công chức bất tài như Machiavelli có lẽ đã chìm sâu trong lịch sử nếu không có những tác phẩm kỳ lạ như Quân vương, Luận về Livy, Lịch sử Florence, Nghệ thuật chiến tranh… Đó là chưa kể những vở kịch, bài thơ được xem là xuất sắc bậc nhất thời kỳ Phục hưng tại Italy. Rất khó để xác định thể loại của những tác phẩm mà Machiavelli đã viết. Chúng nằm giữa lằn ranh của sử học, chính trị học, khoa học quân sự, luật học vv.

    Machiavelli cũng không phải là một công chức giỏi giang gì. Ông ta thu về kẻ thù gấp nhiều lần đồng nghiệp. Mọi quý tộc, quan chức có thể lực cho đến các hồng y, giáo hoàng tại Vatican đều nghi ngờ về sự trung thành của Machiavelli.

    Nhưng lại là một học giả uyên bác

    Trong các tác phẩm này, Machiavelli đã cho thấy mình là một học giả vô cùng uyên bác, cẩn trọng và có phương pháp, thao tác nghiên cứu đáng nể xét trong thời đại mà ông sinh sống. Nhưng quan trọng hơn, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử phương Tây, mới có một nhà khoa học thực hiện một “cuộc cách mạng ngược”. Đó là xây dựng mô hình nhà nước “lý tưởng” dựa trên tình hình thực tế, người cầm quyền và nhận thức của nhân dân. Có lẽ, Marchiavelli cũng là người đầu tiên hiểu rằng nhân dân nào thì chính quyền vậy. Không đi theo các triết gia đi trước như Plato hay Aristotle, Marchiavelli chủ trương hướng đến xây dựng một quốc gia trần thế đích thực. Cũng vì vậy, ông ta chấp nhận cả việc xây dựng các mô hình quốc gia độc tài, cha truyền con nối cho đến cộng hòa. Tuy nhiên dù là mô hình nào, Machiavelli cũng hướng đến một quốc gia thượng tôn pháp luật và đặc biệt là vai trò của người đứng đầu. Người đứng đầu theo quan niệm của Machiavelli phải một người dũng cảm, mưu mẹo và trên hết là đặt các quyền lợi của quốc gia, đại sự lên trên các tư lợi cá nhân của mình. Đáng tiếc là theo nghiên cứu của Unger, các nhà cầm quyền tại Florence nói riêng và Italy nói chung chỉ chăm chăm giữ lấy và làm đầy thêm khối tài sản của mình. Họ sẵn sàng trở thành những kẻ ôm gót ngoại bang còn hơn tin tưởng vào những nông dân, thợ thuyền của mình. Tự do cho Italy với họ là một sự nguy hiểm. Cũng theo Unger, ngoài những tư tưởng về nhà cầm quyền, những đóng góp khác trên phương diện lý thuyết quân sự, triết học của Machiavelly là vô cùng quan trọng. Chẳng hạn như việc xây dựng lực lượng quân đội nhân dân và đề cao vai trò của lính nghĩa vụ nay đã trở thành mô hình phổ biến tại nhiều Quốc gia bởi lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội mà nó mang lại.

    Dù là mô hình nào, Machiavelli cũng hướng đến một quốc gia thượng tôn pháp luật và đặc biệt là vai trò của người đứng đầu.

    Machiavelli

    Niềm tin mù quáng của   Machiavelli

    Giống hệt như một mẫu hình công chức đích thực, điều mà Max Weber vô cùng xem trọng, nhấn mạnh trong tác phẩm Chính trị Nghề nghiệp và xứ mệnh, rất tiếc cho đến thế kỷ XIX, những công chức mẫn cán như Machiavelli luôn luôn được coi như những kẻ phản diện bởi niềm tin mù quáng vào bộ máy chính quyền mà ông ta sẵn lòng phục vụ. Điều này có thể liên hệ với nhân vật Javert của V. Hugo. Sự mù quáng của Marchiavelli là niềm tin biến Italy trở thành một quốc gia thống nhất với Florence là một trung tâm chính trị. Và để thực hiện điều đó, ông ta không từ một thủ đoạn nào từ việc chạy theo các nhà dân túy, phe quý tộc, phe cộng hòa cho đến bám chân các giáo hoàng tha hóa, đặc biệt là Clement. Tuy vậy, như đã biết phần lớn quãng đời của Machiavelli chỉ dừng lại ở một công chức tầm thường. Không ai trọng dụng ông cả. Bởi vậy những mối ác cảm về Machiavelli , những tội lỗi mà người ta gán cho ông dường như chỉ là một sự phóng đại, che giấu đi một sự thật tàn khốc: sách của Machiavelli đã đánh trúng tim đen của nhiều kẻ cường quyền . Và tội lỗi duy nhất mà Machiavelli mắc phải là đã nói đúng lại còn nói to.

    Những tội lỗi mà người ta gán cho ông dường như chỉ là một sự phóng đại, che giấu đi một sự thật tàn khốc: sách của Machiavelli đã đánh trúng tim đen của nhiều kẻ cường quyền . Và tội lỗi duy nhất mà Machiavelli mắc phải là đã nói đúng lại còn nói to.

    Sau cùng, tên tuổi của Machiavelli cũng được vinh danh từ quê nhà Florence cho đến nhiều quốc gia trên thế giới. Trớ trêu thay đó là lúc những nghiên cứu của ông gần như chỉ là những cuốn sách đọc vì mục đích giải trí. Các bộ máy nhà nước, các lý thuyết quyền lực đã vượt rất xa những nhận định của Machiavelli. Những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái đôi khi khiến người ta sẵn sàng trả giá bằng máu và nước mắt để đạp đổ cường quyền thay vì sống trong một sự im lặng vì khủng bố từ tha hóa quyền lực. Và cũng may mắn khi những nghiên cứu và nhận định của Machiavelli gần như bị bỏ quên, hoặc đọc với thái độ xem thường trong hầu hết thời gian mà nó hiện hữu. Nếu không ta thực sự không biết rằng thế giới sẽ đi về đâu nếu chạy theo tư duy của Machiavelli.

    Hải Đăng

  • Hãy tránh xa người nói với bạn về sự hy sinh

    Hãy tránh xa người nói với bạn về sự hy sinh

    Ayn Rand như muốn dồn nén cả cuộc đời con người vào cuốn tiểu thuyết Suối nguồn. Bà nói về một cuộc đời với tất cả những gì chúng ta sẽ phải trải qua và đối mặt. Đó là tình yêu, là tình bạn, là tri kỷ, là lý tưởng, lẽ sống, là quyền lực, là những mảng màu đen tối của xã hội và bản thân con người. Đó còn là những hệ tư tưởng của thời đại…Người đọc sẽ ít nhiều thấy mình trong đó, thấy cái mình đã trải qua, thấy điều mình sắp phải đối mặt, thấy cả những khao khát thầm kín qua từng trang viết của bà. Bà viết như thể rút hết mọi khoảnh khắc và kinh nghiệm sống trong cuộc đời mình để làm nên tiểu thuyết, cô đọng hết cả số phận của con người qua nghìn trang giấy. “Suối nguồn” có lẽ vì thế mà vĩ đại và lớn lao.

    Đừng bao giờ hy sinh cuộc đời mình cho tình yêu

    Tình yêu rồi rốt cuộc cũng chỉ còn là “Nếu Anh muốn nói yêu em thì trước tiên anh phải nói từ “Anh” trước đã”. Triết lý đó có làm ai đó vỡ ra điều gì? Có nhắc nhở ai đó một bài học về sự hạnh phúc. Thực sự là, chúng ta không thể cho đi cái mà mình không có. Để yêu một người trước tiên chúng ta phải yêu mình cái đã. Ayn Rand tạo nên một tình yêu mãnh liệt giữa Howard Roar và Dominique rồi cũng chỉ để chỉ cho chúng ta thấy chúng ta phải trân trọng bản thân mình, phải tạo ra hạnh phúc cho chính bản thân mình trước khi muốn mang lại hạnh phúc cho người khác. Thật vậy: “Loài người được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà phải là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những cái gì mà anh ta không tạo ra.”

    “Loài người được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà phải là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những cái gì mà anh ta không tạo ra.”

     

    Cuốn sách dày 1200 trang

    Đôi khi cuộc đời mụ mị chúng ta bằng quá nhiều tính từ đẹp đẽ: sự hy sinh, sự cho đi, sống vì người khác. Trong số chúng ta, ai cũng từng là một kẻ mụ mị. Mụ mị khi nghĩ rằng  sẽ từ bỏ cái gì đó để đem lại hạnh phúc cho một người, ngu xuẩn khi nghĩ rằng  sẽ hy sinh cái phần sức sống nhất của mình để giữ gìn cái gọi là hạnh phúc. Từ hy sinh – một từ nghe như đức hạnh, nghe thật mĩ miều, thật khiến cho con người ta kính nể…Nhưng không, chúng ta phải sớm nhận ra một điều rằng, nếu ai đó nói với bạn về sự hy sinh – hãy tránh xa người đó. Hãy bỏ chạy thật nhanh, hãy giữ đầu óc mình tỉnh táo, để biết rằng: “ở đâu có sự hy sinh, ở đó có người nhận sự hy sinh. Người nói với chúng ta về sự hy sinh chính là người đang nói về đầy tớ và ông chủ. Và người đó muốn trở thành ông chủ – nhận những sự hy sinh như một lẽ thường tình, là một điều hiển nhiên”. Mà chúng ta – đặc biệt là phụ nữ chúng ta, thường chấp nhận hy sinh tuổi trẻ, ước mơ, cá tính, sở thích…cái đã làm nên chúng ta – cho một ai đó, một điều gì đó mà cả xã hội đang khăng khăng bảo vệ. Ví như khái niệm “một gia đình êm ấm”, chẳng hạn.

    Quả thực chúng ta không tồn tại vì ai cả và chúng ta cũng không yêu cầu ai phải sống cho chúng ta, đem đến hạnh phúc cho chúng ta. Và Rayna đã nói thế này: “ Điều đức hạnh nhất mà con người có thể làm cho nhau và cái thỏa thuận duy nhất cho mối quan hệ hợp lý giữa người với người là – Buông nhau ra!”

    Dám sống với những đam mê

    Howard Roar – kẻ đã thức tỉnh khái niệm đam mê trong tôi. Chúng ta có vẻ dễ dàng cho rằng mình là một kẻ có ước mơ, có đam mê, có mục đích. Nhưng đã bao giờ chúng ta dám sống khổ sống sở vì đam mê như Roar chưa? Ba năm đầu đời khi bị đuổi ra khỏi cánh cổng của trường Đại học, anh sống lay lắt qua ngày, chịu đau đớn và tủi cực chỉ để được học nghề từ một tay kiến trúc sư bị cả xã hội cho – rằng – bất tài, vô dụng. Nhiều năm sau đó anh tiếp tục đói nghèo, cuộc sống của anh là những tờ hóa đơn không có khả năng thanh toán, là một khu ổ chuột cũng không còn chấp nhận để anh trú chân. Nói một cách thường tình là “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”. 3 năm là bao nhiêu ngày, nhiều năm sau nữa là bao nhiêu ngày, liệu chúng ta có đủ sức để đương đầu với cuộc đời vì hai chữ “đam mê”.

    Đối mặt với tất cả những thực tiễn khắc nghiệt đó của cuộc đời, đam mê chỉ đem lại cho chúng ta một điều duy nhất đó là cảm giác về sự hoan hỉ, sinh sôi, về niềm tin chiến thắng không gì ngăn cản nổi. “Đó là cảm giác khi thấy những nhánh cây đầu tiên, những chồi non đầu tiên nhú trên cành cây, màu xanh đầu tiên trên bầu trời”. Chỉ thế thôi, có vẻ đó là một cuộc chiến không cân sức. Nhưng người chiến thắng trong cuộc chiến đó là người sẽ không bị quật ngã bởi bất cứ điều gì trong đời.

    Đam mê chỉ đem lại cho chúng ta một điều duy nhất đó là cảm giác về sự hoan hỉ, sinh sôi, về niềm tin chiến thắng không gì ngăn cản nổi.

    Đọc Suối nguồn chúng ta được thấy cả những điều bẩn thỉu nhất trong một cá nhân con người, những điều hèn hạ và đốn mạt nhất trong một lối sống. Suối nguồn cũng cho chúng ta thấy quyền lực là một điều muôn đời hấp dẫn với con người và cũng muôn đời gây nên tội lỗi. Suối nguồn dựng lại cả những tư tưởng cơ bản trong thời đại của chúng ta… Mỗi người khi đọc cuốn tiểu thuyết vĩ đại này sẽ có những thấm thía và cả sự thức tỉnh riêng của mình.

     

     

     

     

  • “Bến không chồng” – Những lầm lạc thời hậu chiến

    “Bến không chồng” – Những lầm lạc thời hậu chiến

    “Bến không chồng” lấy bối cảnh làng Đông – một làng quê với những cảnh sắc và phong tục đặc trưng miền Bắc Bộ. Ở đó, có mối hận thù truyền kiếp giữa dòng họ Nguyễn và họ Vũ, có những phận người rơi vào tận cùng khổ đau do những hủ tục, lạc hậu của một xã hội nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún.

    Mặt trái của những tấm huân chương

    Nguyễn Vạn – người lính Điện Biên trở về với dấu tích oanh liệt là vết thương trên bả vai và một ống chân bị gẫy. Ngày ra đi Vạn mang lý tưởng cống hiến đời mình cho Tổ quốc.  Suốt những năm ở chiến trường, anh đã chiến đấu đầy dũng khí và chưa một lần phải hổ thẹn với lời thề ngày ra đi. Khi Vạn trở về,  anh lại muốn làm mực thước, làm thánh nhân để xứng đáng với sự ngưỡng mộ của dân làng và đã hy sinh một đời cho ảo tưởng đó trong cuộc sống khắc kỷ đến ngốc nghếch, đáng thương.

    Về với cuộc sống làng Đông, Vạn đem lòng yêu thương chị Nhân và 3 đứa con của chị. Đối với Vạn mọi sự gần gũi với gia đình chị Nhân đều xuất phát từ bản năng tự nhiên với những tình cảm thật thà, nồng ấm. Vạn thực tâm muốn trở thành chỗ dựa cho người đàn bà hiền lành tốt tính mà chẳng may chồng lại sớm hy sinh trên chiến trường. Nhưng khi mọi thứ vừa chớm nở thì làng quê đã xì xào, người trong họ đã bất bình, cấm đoán. Vạn lại luôn nghĩ rằng, danh dự của người lính, của người đảng viên không cho phép anh gần  gũi chị Nhân, là người con họ Nguyễn, mối thù truyền kiếp với nhà họ Vũ lại càng ngăn bước anh. Vậy là cả cuộc đời anh phải kìm nén lòng yêu thương và sống trong suy nghĩ:  “Lòng yêu thương chị Nhân là do những phút giây yếu hèn không kìm nén được….Điều ấy là lỗi lầm đáng tiếc không xứng đáng với người chiến sỹ cách mạng, không xứng đáng với lòng ngưỡng mộ của dân làng, họ mạc”

    Lòng yêu thương chị Nhân là do những phút giây yếu hèn không kìm nén được….Điều ấy là lỗi lầm đáng tiếc không xứng đáng với người chiến sỹ cách mạng, không xứng đáng với lòng ngưỡng mộ của dân làng, họ mạc”

    Để sống với lý tưởng của mình, Vạn không chỉ chôn giấu tình cảm mà còn dũng cảm làm những điều chẳng ai dám làm. Vạn là người duy nhất ở làng, sẵn sàng xung phong đập phá đình Đông để xây dựng Uỷ ban vì anh nghĩ “người chiến sỹ cách mạng không được tin vào ma quỷ”. Cái đáng sợ nhất với anh là để mất lòng tin với dân với Đảng. Anh cũng là người gạt mọi tình cảm ruột thịt để tự tay bắn vào đầu 2 người chú khi họ  phạm lỗi với chính quyền. Với Vạn, “nếu bố còn sống mà có tội, Nguyễn Vạn cũng không dung tha”.

    Nguyễn Vạn đã dành cả cuộc đời để sống cho lý tưởng, sống vì danh dự một cách ngốc nghếch và đáng thương như thế. Nhưng rồi cuối cùng, anh cũng không thể chiến thắng bản năng. Cuối cùng, trong một cơn say, anh đã buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi trên cơ thể  rừng rực của người đàn bà. Đó là lần đầu tiên trong đời Vạn. Nhưng bi kịch thay, người đó lại là Hạnh – con gái chị Nhân – đứa bé mà Vạn đã coi như con gái, trọn một lòng anh chăm sóc, nâng niu.

    Bi kịch của những “hòn vọng phu”

    Hạnh là cô gái đẹp nhất nhì làng Đông. Tình yêu của Hạnh và Nghĩa được nảy nở, xây đắp trên chính mảnh đất quê hương. Một tình yêu trong sáng, sôi nổi đầy tha thiết. Ngày Hạnh được Nghĩa đưa về về xin ý kiến cha mẹ, ông bà Khiên coi như là “rước voi về giày mả tổ” vì hai dòng họ đã có mối thù hận từ ngàn đời. Nhưng trong lòng Hạnh lại bùng lên ngọn lửa muốn thiêu cháy tất cả mọi hận thù giữa hai dòng họ để được yêu Nghĩa. Hạnh và Nghĩa quyết đến với nhau dù phải chịu bao thiệt thòi bởi sự cấm cản từ gia đình, họ tộc.

    Bi kịch thực sự đến với cuộc đời Hạnh khi Nghĩa trở thành người lính. Mười năm ròng, Hạnh mỏi mòn đợi chờ trong lo âu khắc khoải. Mười năm đằng đẵng chờ chồng, Hạnh cô độc, gồng mình chống chọi sự hận thù với những lời đay nghiến, rủa xả của anh em nhà  chồng và người dân làng Đông. Chú Xeng nói xanh rờn“Chừng nào con Hạnh còn ở trên đất từ đường thì tai họa còn xảy ra”.

    Hoà bình lập lại, chồng mang vinh quang về ngỡ tưởng sẽ sung sướng nhưng Hạnh lại càng khổ hơn  bởi mãi mà cô chẳng thể có con. Hạnh ngày càng mỏi mòi đi cùng với nỗi  hoang mang lo sợ. Mẹ Nghĩa nhìn Hạnh với đôi mắt lạnh lẽo. Người dân làng Đông cũng không nhìn cô bằng cái nhìn nồng ấm như xưa. Có người còn nói rằng: “Phu nhân đại tá  bị điếc”. Vậy nhưng tất cả mọi người đều không hay biết nguyên nhân việc Hạnh không thể có con xuất phát từ Nghĩa, anh nhiễm chất độc da cam từ những ngày còn ở chiến trường.

    Cuộc hôn nhân đầy mê say của Hạnh đi đến kết thúc khi Nghĩa ngả vào lòng người phụ nữ khác. Ông trời run rủi đẩy Hạnh buộc phải biết mối tình vụng trộm giữa Nghĩa và Thuỷ. Hạnh quay trở về, dứt khoát  li hôn với đầy nỗi cay đắng tủi nhục. Suốt 10 năm đằng đẵng làm vợ Nghĩa, ngày về nhà mẹ đẻ, cô chỉ  có một chiếc rương gỗ cũ kĩ mang đi.  Ngày hai người ra toà, Nghĩa dành lại ba gian nhà mái bằng trên nền từ đường cho Hạnh rồi cùng mẹ lên tỉnh. Hạnh lại tự trách bản thân vì nghĩ rằng Nghĩa vì mình mà bỏ đi.

     

    Bi kịch của cuộc đời Hạnh đâu dừng lại tại đó. Trong đau khổ cùng cực, cô ngã vào vòng tay chú Vạn. Cô mang trong mình giọt máu với Vạn rồi bỏ làng đi biệt tích. Đến cuối cùng cô vẫn phải trở về, ước nguyện sống những ngày bình an còn lại trong cuộc đời. Ngỡ tưởng ông trời sẽ bù đắp lại cho Hạnh vì những đau khổ mất mát cô trải qua, nhưng rốt cuộc, ngày cô trở về, đưa con gái về với cha của nó, thì cũng là ngày con mất bố, chú Vạn vì cùng quẫn, xót xa, xấu hổ đã tự vẫn.  Số phận người phụ nữ đẹp nhất nhì làng Đông chưa một ngày được hạnh phúc trọn vẹn.

    Số phận người phụ nữ đẹp nhất nhì làng Đông chưa một ngày được hạnh phúc trọn vẹn.

    Ở làng Đông còn nhiều cảnh ngộ khác cũng đau khổ như Hạnh. Dâu, cô gái tươi trẻ, mạnh mẽ và cá tính, tưởng cuộc đời sẽ chỉ vang giòn những chuỗi cười vui, nhưng rốt cuộc lại sống cô đơn góa bụa. Ngày ngày Dâu lặng lẽ đi chùa bên những bà già bỏm bẻm nhai trầu. Mụ Hơn từng là cô gái xinh đẹp hát hay nức tiếng ở miền quan họ, về làng Đông làm dâu nhà hào môn chưa được mấy ngày thì bị đấu tố, bố chồng bị bắn chết, chồng cắn lưỡi tự tử, con bị bọn trẻ coi khinh đánh đập. Chiến tranh, những chàng trai sức vóc cường tráng đều ra trận, Thắm – cô gái đẹp rực rỡ của làng Đông, đã lấy Huy, một thợ chụp ảnh thọt chân, nhưng chẳng bao lâu phải vỡ mộng uyên ương vì thói trăng hoa của chồng. Rồi Thắm yêu một chàng pháo thủ. Hòa bình, anh vào Nam biệt tích, không hề biết đêm vụng trộm duy nhất của hai người đã để lại một đứa con…

    Dương Hướng đã khắc họa rất thành công bi kịch của những nhân vật nữ trong Bến không chồng. Bi kịch của những người cả quãng đời thanh xuân bị mưa bom bão đạn vùi lấp, mỏi mòn làm núi Vọng phu ngóng đợi, chờ trông. Nhưng trớ trêu thay, bi kịch cuộc đời họ vẫn nối dài dù bom đạn đã ngừng rơi.

    Một bức tranh buồn về nông thôn Việt Nam

    Trong tác phẩm “Bến không chồng” của Dương Hướng, người đọc không chỉ thấy những cảnh đời, những số phận con người sau cuộc chiến mà còn có thể hình dung về diện mạo, nếp sống của nông thôn Việt Nam trong thập niên 80, 90.

    Có một thời kỳ mà dân làng muốn bán con trâu phải lên xã xin ông chủ tịch. Ông chủ tịch thì “cầm tờ giấy trên tay mà không nhận ra mình cầm ngược đọc”. Cũng đã có một thời bao số phận điêu đứng vì phong trào cải cách ruộng đất, chia lại ruộng đất nông thôn, xoá bỏ địa chủ, cường hào…Câu chuyện đấu tố gia đình địa chủ Hào được Dương Hướng kể lại vô cùng xót xa.  Dân quân đánh ông địa chủ đến “phọt cứt” để tìm hai mâm đồng còn thiếu. Thằng Công con địa chủ Hào vì thế mà cắn lưỡi tử tự. Trong không khí rầm rộ của cuộc đấu tố, ông chủ tịch nhất định  phải giao cho thằng Thước con cưng của địa chỉ Hào việc xử bắn bố mình, Vạn nhất định phải bắn vào chú Xèng chú Xình để chứng tỏ lập trường giai cấp.

    Sau cuộc đấu tố, có người đã phát điên vì con mình bị xử bắn. Những đứa con của địa chủ phải sống cuộc đời khốn khổ khi bị bạn bè trang lứa đánh đập, coi khinh. Con dâu địa chủ Hào chắp tay xin lạy Vạn giúp đỡ để con bà không bị con của mấy ông bà nông dân đánh đập “con chắp tay lạy ông trăm lần ngàn lần đừng ghét bỏ nó, đừng để các con của ông bà nông dân đánh nó. Con nhìn thấy các ông con của ông bà nông dân đánh nó, xử tội nó mà không dám hé  răng nửa lời. Con sợ ông bà nông dân lại nói con là chống đối giai cấp nghèo khổ. Con xin hứa sẽ nuôi dậy nó thành người nghèo khổ”

    Con nhìn thấy các ông con của ông bà nông dân đánh nó, xử tội nó mà không dám hé  răng nửa lời. Con sợ ông bà nông dân lại nói con là chống đối giai cấp nghèo khổ. Con xin hứa sẽ nuôi dậy nó thành người nghèo khổ”

    Đó là nếp tâm lý, ý thức còn nguyên sự hủ lậu, chưa thể nào thay đổi được trong một xã hội nông nghiệp manh mún, lạc hậu. Và đó cũng là nguyên cớ cho mọi tai hoạ mà con người phải chịu đựng trong một thời gian dài như một áp đặt của định mệnh, cho đến lúc nhờ vào những gì chuyển giao giữa hai thập nên 80 và 90 mới bừng tỉnh.

     

  • “Cố ráng sức qua mùa đông lạnh lẽo thì ta sẽ được gặp mùa xuân”

    “Cố ráng sức qua mùa đông lạnh lẽo thì ta sẽ được gặp mùa xuân”

    Một giai đoạn lịch sử không thể nào quên

    Cuốn hồi ký “Những chặng đường lịch sử” sẽ giúp người đọc hình dung lại một thời điểm lịch sử, khi công cuộc cách mạng còn trong trứng nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những người con ưu tú của Đảng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho phong trào cách mạng. Có lẽ ít ai hình dung được rằng, chỉ với số ít cán bộ cốt cán, điều kiện vật chất thô sơ mà lại có thể gây dựng được phong trào rộng khắp trong quần chúng, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

    Từng bước một, phong trào lớn mạnh dần lên. Từng trang hồi kí của Đại tướng luôn thấm đẫm cảm xúc. Lịch sử giờ đây không còn là những con số, những sự kiện, ngày tháng khô khan. Như lúc viết về sự kiện thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, có những dòng viết cứ in sâu vào tâm trí người đọc. Đại tướng đã viết“tâm tư của chúng tôi trong những giờ phút thiêng liêng đó thực khó tỏ. Bao chiến công oanh liệt của ông cha ta đời trước, của các chiến sỹ cách mạng, của nhân dân ta, phút chốc hiện ra rực rỡ trong ký ức. Nợ nước, thù nhà, oán hờn dân tộc, căm thù giai cấp, làm cho máu nóng trong người sắp sôi lên. Chúng tôi quên đi chúng tôi là ba mươi tư con người với những súng ống thô sơ, mà thấy đó là cả một đội quân gang thép, rắn chắc, không sức mạnh nào khuất phục  nổi, sẵn sàng quật nát kẻ thù. Tin tưởng, náo nức, cảm động.” 

    Chúng tôi quên đi chúng tôi là ba mươi tư con người với những súng ống thô sơ, mà thấy đó là cả một đội quân gang thép, rắn chắc, không sức mạnh nào khuất phục  nổi, sẵn sàng quật nát kẻ thù.

    Cuốn theo từng dòng viết của Đại tướng, chúng ta sẽ đến được ngày vui thắng lợi. Người đọc cũng sẽ hân hoan, sẽ xúc động trào nước mắt với những dòng viết chứa chan tình cảm.“Suốt các phố xá, các làng mạc ven đường, đâu đâu cũng rực rỡ cờ đỏ sao vàng. Lá cờ đỏ chói như ngọn lửa tin của những người cách mạng, xuất hiện lần đầu trong khởi nghĩa Nam kỳ và sau đó lại tung bay trên núi rừng Việt Bắc, bây giờ đã tô thắm cho cả đất nước, báo tin cách mạng thành công”… “ Bên kia là thủ đô chói chang cờ đỏ. Nhìn quang cảnh nước nhà đổi thay, nhân dân vừa thoát khỏi ách đau thương của gần một trăm năm đô hộ, nô nức đón chào ngày giải phóng dân tộc, vui sướng trào lên trong chúng tôi, mừng muốn ứa nước mắt”. Cuốn hồi ký thực sự là một nguồn sử liệu vô cùng quý giá.

    Chân dung một con người vĩ đại

    Mỗi một diễn biến trên thế giới đều có tác động to lớn vào tình hình cách mạng Việt Nam. Hồ Chủ tịch là một nhà chiến lược tài ba khi Người luôn phân tích, đưa ra chủ trương, đường lối, sách lược phù hợp với từng thời điểm. Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, từ việc phân tích kẻ thù của chúng ta là ai, chọn Cao Bắc Lạng là căn cứ địa cách mạng có vai trò quan trọng như thế nào…rồi khi tổng khởi nghĩa thắng lợi, chúng ta phải làm sao trước tình cảnh đất nước chưa lúc nào phải đối diện với nhiều kẻ thù đến như vậy…Ngay từ đầu, đường lối, sách lược Người đưa ra đã khiến cho tất cả mọi người tin rằng: “ông cụ mảnh khảnh này là người gắn liền với vận mệnh của dân tộc Việt Nam”. Xuyên suốt cuốn hồi ký, qua những sự kiện lịch sử như vậy, Đại tướng đã tái hiện lại khá trọn vẹn chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vừa hùng vĩ mà giản dị, thiêng liêng mà gần gũi, rực rỡ mà thuần khiết như ánh ban mai.
    Bởi vậy, cả dân tộc ta, chỉ bằng gậy tầm vông và dáo mác thô sơ, đã đứng lên cùng Người với một quyết tâm lớn, một  khí thế mạnh, một tinh thần diệt thù cứu nước, hy sinh dũng cảm tuyệt vời, lập nên những chiến công lớn ngay trong những điều kiện gian khó nhất.

    Dưới ngọn cờ Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã vượt qua muôn vàn gian khổ, bền bỉ,  kiên trì, để càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, tiến lên trên con đường dẫn tới một mùa xuân của dân tộc, tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cố ráng sức qua mùa đông lạnh lẽo thì ta sẽ được gặp mùa xuân”.

    “Cố ráng sức qua mùa đông lạnh lẽo thì ta sẽ được gặp mùa xuân”.

     

  • Những thứ đang giết chết tình yêu

    Những thứ đang giết chết tình yêu

    SỰ ĐÒI HỎI

    Đó là thứ đầu tiên giết chết tình yêu. Người phụ nữ khi bước vào một mối quan hệ, cô ta thường kỳ vọng rằng đó là người đàn ông tâm lý, chiều chuộng, giỏi kiếm tiền lại yêu gia đình…Sự kỳ vọng đó nảy sinh tâm lý đòi hỏi bạn trai mình phải đáp ứng được những nhu cầu như vậy. Và người đàn ông cũng không khác gì, anh ta kỳ vọng người phụ nữ mình yêu phải dịu dàng, thuỳ mị, nết na, hơn thế nữa là giỏi việc nước, đảm việc nhà…Khi một người đàn ông yêu một người phụ nữ hoặc một người phụ nữ yêu một người đàn ông, những đòi hỏi như vậy lập tức xuất hiện. Tất cả những đòi hỏi đó đều nhân danh tình yêu. Tất cả đều xuất phát từ cái tôi.

    Khi đòi hỏi bạn sẽ không thấy chút tình yêu nào tuôn chảy trong bạn. Khi đó bạn chỉ quan tâm đến cái tôi và làm cách nào để thoả mãn cái tôi mà thôi. Tình yêu cần một bầu không khí để yêu thương, tình yêu cần một bầu  không khí của lòng biết ơn. Tình yêu cần một môi trường không đòi hỏi, không kỳ vọng để được lớn lên từng ngày. Đừng vì những việc nhỏ nhặt mà huỷ hoại mọi khả năng  yêu thương.

    Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo, đừng yêu sách. Bởi lẽ, bạn không có quyền  đòi hỏi điều gì từ bất kì ai. Nếu ai đó yêu bạn, hãy cảm thấy biết ơn chứ đừng đòi hỏi gì cả, bởi vì người kia không có nghĩa vụ phải yêu bạn. Nếu được yêu đó là một điều kì diệu.

    Hãy yêu những con người bình thường. Không có gì sai với những người bình thường. Những người bình thường chính là những người phi thường. Mỗi con người đều là một cá thể độc nhất, hãy tôn trọng cá tính độc đáo đó.

    Đừng vì những việc nhỏ nhặt mà huỷ hoại mọi khả năng yêu thương.

    SỰ CHI PHỐI, CHIẾM HỮU

    Chúng ta trong một mối quan hệ luôn thích chi phối người khác, luôn muốn mình là kẻ điều khiển, là người nắm quyền. Bởi điều đó cho chúng ta cảm giác an toàn. Nhưng nghịch lý là, cảm giác an toàn sẽ là thứ bóp nghẹt tình yêu, là độc dược huỷ hoại tình yêu.

    Trong một mối quan hệ, chúng ta vẫn không ngừng đấu tranh để giành quyền kiểm soát, mà tình yêu không thể nở hoa trong một bầu không khí như thế. Người đàn ông đấu tranh vì đủ kiểu tham vọng. Còn người phụ  nữ đấu tranh với người đàn ông vì cô ấy lo sợ “Anh  ta vắng nhà cả ngày. Ai mà biết được liệu anh ta có cặp bồ không”. Cô ấy ghen tuông, nghi ngờ, cô ấy muốn chắc rằng mình vẫn có thể kiểm soát được chồng. Theo bạn, liệu bông  hoa tình yêu có thể nở ở đâu trong một môi trường như thế?

    Đoá hoa tình yêu chỉ có thể bung nở khi không có  cái tôi, khi

    không có nỗ lực giành quyền kiểm soát, khi khiêm nhường, khi bạn không tìm cách trở thành ai đó mà sẵn sàng không là ai cả. Chỉ khi đó tình yêu mới nảy nở.

    Đó cũng chính là sự trưởng thành trong tình  yêu.

     

    Đoá hoa tình yêu chỉ có thể bung nở khi không có  cái tôi, khi không có nỗ lực giành quyền kiểm soát, khi khiêm nhường, khi bạn không tìm cách trở thành ai đó mà sẵn sàng không là ai cả.

     

    SỰ KỲ VỌNG

    Có phải tất cả mọi người đều suy nghĩ: “Khi có tình yêu, mọi thứ sẽ hoà hợp”. Một cặp vợ chồng hạnh phúc thì luôn có sự hoà hợp, mọi thứ luôn phải ăn khớp với nhau, họ gắn bó, yêu thương, không tranh cãi. Toàn bộ hệ tư tưởng đó là vấn đề.

    Sự thật là, không ai sinh ra là để dành  cho ai, không ai có thể hoà hợp và không xung đột với  người khác. Cả hai người bất kể là ai, đều là những cá thể riêng biệt. Nếu yêu ai đó, bạn phải hiểu rằng, người mình  yêu không phải  là chiếc bóng của bạn, người đó có đặc tính riêng. Đó chính là những suy nghĩ tạo ra địa ngục cho chính mình và người khác. Bởi lẽ địa ngục được tạo ra bởi vì bạn kì vọng vào thiên đường

    Bạn phải chấp nhận một sự thật là: người đó sẽ khác với bạn. Bạn không  phải là thầy, người khác cũng không phải là thầy,  cả hai chỉ đơn giản là hai cá thể quyết định sống với nhau bất kể những  khác biệt.

    Hai bạn nên sống với nhau như  hai người bạn. Cô ấy có ý kiến riêng, bạn có ý kiến riêng, cô ấy tôn trọng  ý kiến của bạn, bạn tôn trọng ý kiến của cô ấy, cô ấy có cách của cô ấy, bạn có cách của bạn và không ai tìm cách  áp đặt hay lên lớp  người kia – khi đó sẽ không có tranh  cãi. Và khi đó bạn  cũng sẽ không tự hỏi tại sao mọi thứ không vừa khớp với nhau – tại sao phải vừa khớp với nhau cơ chứ?

    Tình yêu phải là một mối quan  hệ thân thiện, trong đó, không ai hơn ai, không ai  quyết định mọi việc, cả hai hoàn toàn nhận thức được rằng họ khác biệt, rằng cách sống của họ khác biệt, rằng họ suy  nghĩ khác nhau và với sự khác  biệt này,  họ vẫn yêu nhau.

     

    Tình yêu phải là một mối quan  hệ thân thiện, trong đó, không ai hơn ai, không ai  quyết định mọi việc, cả hai hoàn toàn nhận thức được rằng họ khác biệt, rằng cách sống của họ khác biệt, rằng họ suy  nghĩ khác nhau và với sự khác  biệt này,  họ vẫn yêu nhau.

     

    Hành trình thức tỉnh trong tình yêu trong cuốn sách Osho còn có những triết lý tuyệt với khác mà người viết chưa thể liệt kê hết. Mỗi người với những  hoàn cảnh  riêng, khi đọc cuốn sách này sẽ thu nhận được những cái gật đầu, để rồi, chợt nhận ra một  điều gì đó, như sự giác ngộ.

  • Tư duy tích cực, sống lạc quan và không ngừng nỗ lực

    Tư duy tích cực, sống lạc quan và không ngừng nỗ lực

    Nhân dịp thôn bị phong tỏa vì có ca F0 mà bác dân phố đứng gác ở ở đầu cổng gì gỉ gì gi, cái gì cũng hông biết đã khiến bao anh chị em bên trong đau đầu ngán ngẩm & quay xe hết lượt. Thôi thì, mình cũng có cơ hội đọc nốt và “dì viu” về cuốn sách chị gái mới tặng dựa trên nguyện vọng của cô em gái lắm lời một tí.

    “Mặt phải” là cuốn sách minh chứng cho lối tư duy, góc nhìn thay đổi cách sống, số phận của mỗi người. Không phải ai sinh ra từ nghịch cảnh cũng có thể bị đánh bại và tự vùi dập mình trong hố sâu của sự bi quan, tuyệt vọng, buông xuôi! Ngược lại, rất nhiều người trong bùn và học cách sống của sen, chọn mọc lên từ bùn tanh mà xinh đẹp vươn mình đón ánh nắng mặt trời và tỏa ngát hương thơm, chọn cách sống của cỏ để nảy lên và “xanh mát đến kiệt cùng”.

    Thực tế, mỗi ngày lớn lên, va chạm với nhiều thứ hơn, chúng mình không khỏi có cảm giác cuộc sống thật khó khăn, bất lực, mình với cuộc đời là một chiến tuyến đối đầu nhau, vì thế mình phải nỗ lực phải bước lên, đi tiếp. Tuy nhiên, từ lý thuyết, từ mong mỏi, từ giấc mơ đổi đời đến hành động để hiện thực hóa nó là một khoảng cách rất vô cùng, tưởng chừng rất gần mà cũng có khi thật xa – như Crush của mình vại. Đôi khi, dành cho mình chút thời gian, pha một ly trà ấm, mở tung cửa sổ của căn phòng và thư thái đọc một cuốn sách cũng thật là thi vị. Với mình.

    “Mặt phải” đưa mình đến những vùng đất khác nhau, những con người ở nhiều độ tuổi, công việc, hoàn cảnh sống không giống nhau. Họ gặp nhau ở điểm chung là đều trải qua những biến cố to lớn có thể đánh bại bất kỳ một ai nhưng tất thảy đều mang trong mình một tư duy tích cực, một tinh thần kiên định, chấp nhận thực tế, lạc quan để đi lên từ nghịch cảnh. Họ tự mình buông bỏ chứ không hề buông xuôi.
    Phải thấy là, chúng mình – đặc biệt là trái tim non nớt như em đây khá nhạy cảm với sự so sánh, nhưng trong trường hợp này, mình mạn phép làm điều đó để đổi màu lăng kính chưa sáng của mình. Ừ thì, cuộc sống không màu hồng mà còn nhiều màu khác nữa để mình khám phá, trải nghiệm thay vì đi trên một đường mòn cũ không lối ra. Hihi.

    Thay đổi thế giới bên ngoài thật khó, chúng mình hầu hết không phải là ông vua của nước nọ, vì muốn đi đường bớt đau chân đã sai quân lính của mình lót da trải thảm khắp đường vua đi. Thật là tốn kém. Đơn giản và thiết thực hơn, nhanh tay order cho mình một đôi giày thật bền và êm chân để chiến đấu trên mọi mặt trận thôi. Đúng vậy, chúng mình hoàn toàn có thể bồi dưỡng nội tâm, sức mạnh nội tại để hòa nhập, làm bạn với cuộc đời. Nghĩ một cách tích cực như cuốn tư duy theo kiểu “Mặt phải” chính là “tìm cơ hội ẩn mình trong nghịch cảnh”. Nhờ vậy, mình cảm nhận được mỗi ngày được sống là một cơ hội mới để vươn lên và thay đổi. Bản thân sinh ra với hình dáng toàn vẹn, có một công việc để làm, một nơi để đi về, âu cũng là một hạnh phúc rất đời thường, đáng trân trọng. Thật may mắn vì những biến cố, những điều tăm tối nhất của cuộc đời như một căn bệnh nan y, mất đi một phần cơ thể, người thân yêu, cảnh phá sản nợ nần,vv … những hoàn cảnh éo le của những nhân vật có thật trong cuốn sách…chưa xảy đến với bản thân, để mỗi ngày mình có thêm một cơ hội thay đổi. Điều phi thường cũng không đến từ đâu xa, nó ở ngay trong mỗi chúng ta.

    Mỗi ngày được sống là một cơ hội mới để vươn lên và thay đổi. Bản thân sinh ra với hình dáng toàn vẹn, có một công việc để làm, một nơi để đi về, âu cũng là một hạnh phúc rất đời thường, đáng trân trọng

    Tóm lại, với “Mặt phải” mình hiểu và thấm thía hơn những điều mà nhiều người cũng biết, đó là:

    • Tư duy tích cực
    • Sống lạc quan
    • Không ngừng nỗ lực

    Và quan trọng nhất chính là, học cách chấp nhận thực tế muôn màu, nếu chưa chọn được cho mình được màu ưng ý, thì hãy mạnh dạn thử các màu khác nhau để tìm ra lối đi cho mình. Lại đùa! Mà thật. Hihi. Vâng, quan trọng nhất là học cách lắng nghe Nội tâm của mình.

    Nội tâm của mỗi người cũng như một hạt giống, có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, con người, đất đai, gọi tắt là hoàn cảnh sống nhưng nếu mình biết bồi dưỡng năng lượng bên trong, gieo vào lòng những mầm giống tốt như sự tư tế, tinh thần lạc quan, hòa mình chung sống, kiên trì hành động theo đuổi thì những điều tốt đẹp, trái ngọt cũng dần đến với bác nông dân.

    Lưu Hồng

  • Giết con chim nhại – Hành trình đấu tranh với thành kiến xã hội

    Giết con chim nhại – Hành trình đấu tranh với thành kiến xã hội

    Chủ đề lớn trong cuốn tiểu thuyết “Giết con chim nhại” của nhà văn Harper Lee là vấn đề phân biệt chủng tộc. Ở Mỹ, tư tưởng người da trắng là tầng lớp thượng đẳng, người da đen là giai tầng thấp kém đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Từ chủ đề đó, Harper Lee xây dựng nhân vật chính của tác phẩm là bố Aticcus – luật sư của thị trấn Maycomb, dứoi góc nhìn và lời kể của cô con gái Scout. Câu chuyện về ông là hành trình đấu tranh với thành kiến xã hội, dù cô đơn nhưng tràn đầy lòng dũng cảm.

     Đấu tranh với thành kiến xã hội – Một hành trình cô đơn

    Alabama – một tiểu bang miền Nam nước Mỹ rất nặng thành kiến phân biệt chủng tộc. Trong bối cảnh đó, Luật sư Atticus được toà án chỉ định việc bào chữa cho một người da đen – anh Tom Robinson với tội danh cưỡng hiếp Mayelle Ewell – một phụ nữ da trắng. Ngay từ khi thông tin này được lan truyền khắp thị trấn nhỏ Maycom, Jem và Scout – 2 người con của luật sư Atticus đã phải đối diện với sự bêu rếu cùng thái độ miệt thị của người dân khắp vùng. Scout – một cô học sinh tiểu học dù chưa hiểu cụm từ “bố mày là kẻ yêu bọn mọi đen” có nghĩa là gì nhưng cô cảm nhận rõ thái độ “như thể bố đang điều hành một lò rượu lậu”. Khi chính những người trong gia đình mình cũng tỏ quan điểm tương tự, rằng “ba mày chẳng là gì ngoài một kẻ yêu bọn mọi đen”, không chỉ thế họ còn cho rằng việc biện hộ cho Tom Robinson chính là sự huỷ hoại dòng họ, cô gái nhỏ đã không thể bình tĩnh và ngẩng cao đầu như cách mà bố Atticus muốn cô đối diện. Không một ai ủng hộ, cả thị trấn cho rằng, điều tốt nhất là không nên làm gì nhiều trong vụ bào chữa cho Tom Robinson.

    Ông Atticus hiểu những gì mình đang làm là thua ngay từ khi bắt đầu. Ông biết rằng, dù một người da trắng có thấp kém đến đâu, dù rằng người nhà Ewell được miêu tả là “sự ô nhục của Maycombs suốt ba thế hệ… Không ai trong số họ từng lao động một ngày lương thiện”, vậy nhưng, bởi họ là người da trắng nên họ có quyền buộc tội và bởi Tom Robinson là người da đen nên anh đã có một kết cục được định sẵn. Phiên toà xét xử Tom Robinson được tác giả miêu tả đầy kịch tính và thấm đẫm nỗi xót xa. Những kẻ khởi kiện trơ tráo. Một anh da đen trầm mặc tử tế. Những lập luận sắc bén của luật sư đủ để tất cả mọi người hiểu sự dối trá trong lời khai của cha con nhà Ewell. Nhưng rồi cuối cùng, kết quả lại đầy nỗi xót xa. Kết quả đó bắt nguồn từ thành kiến xã hội. “Bố Atticus đã sử dụng mọi công cụ có sẵn có cho người tự do để cứu Tom Robinson nhưng trong toà án bí mật của trái tim con người, bố Atticus không có cơ hội. Tom đã là người chết kể từ lúc Mayelle Ewell mở miệng gào lên”

    Nhưng trong toà án bí mật của trái tim con người, bố Atticus không có cơ hội.

    Cần biết bao sự dũng cảm

    Vậy nhưng, đó không phải là lý do để Atticus từ bỏ. Ông đã nói với 2 người con của mình rằng: “Cho dù chúng ta đã bị đánh bại một trăm năm trước khi chúng ta bắt đầu thì đó cũng đâu phải là lý do khiến chúng ta không cố thắng”. Ông muốn Jem và Scout hiểu “Lòng cam đảm thực sự là gì – Thay vì có ý nghĩ rằng can đảm là người đàn ông với khẩu súng trong tay. Đó là khi con biết mình sẽ thất bại từ trước lúc bắt đầu nhưng dù vậy con vẫn bắt đầu và con theo đuổi nó tới cùng dù có chuyện gì xảy ra”. Với ông lý do chính để nỗ lực bảo vệ Tom Robinsons là lương tâm. Nếu không làm việc đó, ông không thể ngẩng cao đầu trong thị trấn, không thể đại diện cho cơ quan lập pháp và cũng không thể bảo các con đừng làm một điều gì đó. Vụ kiện của Tom, với Attiucs là vụ kiện đánh vào cốt lõi lương tâm của con người. Với Attiucs trước khi ông sống với người khác thì ông phải sống được với lương tâm của chính mình  “Có một thứ không tuân theo nguyên tắc đa số, đó là lương tâm của con người”.

    Quả thực dù không thể có kết quả như mong đợi, nhưng Atticus lần đầu làm được một việc là khiến cho bồi  thẩm đoàn mất nhiều thời gian đến thế trong việc đưa ra phán quyết của mình. Một số người dân của thị trấn Maycomb như cô Maudie cũng đã thầm nghĩ rằng trong hành trình đấu tranh với thành kiến xã hội “chúng ta đã bước được một bước… chỉ một bước ngắn, nhưng đó là một bước”.

    Chúng ta đã bước được một bước… chỉ một bước ngắn, nhưng đó là một bước.

    Sau tất cả, Atticus đã cho thấy sức mạnh của niềm tin và lẽ sống chính trực. Ông đã đi ngược với cộng đồng bởi lẽ ông tin: “Bất cứ khi nào một người da trắng lừa dối một người da đen, bất kể anh ta là ai, anh ta giàu cỡ nào, hay anh ta xuất thân từ một gia đình tốt như thế nào, người da trắng đó là rác rưởi”. “Đối với bố, chẳng có gì đáng ghê tởm hơn một người da trắng thấp kém lợi dụng sự ngu dốt của một người da đen”. Có lẽ, điều đó đúng với mọi xã hội, chỉ cần ta hiểu rằng, da trắng là những kẻ có quyền, có tiền, có địa vị, còn da đen là những người yếu thế, thấp cổ bé họng.

    “Con không bao giờ thực sự hiểu một người chừng nào con chưa xem xét mọi việc từ quan điểm của người đó”

    Cách nhìn này thể hiện rất rõ qua nhân vật Attiucs. Với ông thật không đúng khi ghét bất kỳ ai. Bởi con người ai cũng có mặt tốt và xấu nhưng ông luôn tin vào khả năng cải thiện của con người và luôn đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Câu chuyện của Jem với bà Dubose là một minh chứng. Dù rằng Jem – một chàng trai điềm tĩnh và không dễ gì nổi giận vậy nhưng đã phá nát vườn hoa của Dubose khi bà hàng ngày bêu rếu cha cậu là “không hơn gì bọn mọi đen và thứ cặn bã mà ông ta phục vụ”. Nhìn nhận sự việc đó, Attiucs lại cho rằng “bà có quan điểm riêng về mọi thứ, rất khác quan điểm của bố”. Ông không chỉ tôn trọng quan điểm đó mà còn luôn đối xử lịch thiệp với Dubose và yêu cầu Jem cùng Scout làm điều đó bởi ông hiểu cho hoàn cảnh của bà – đã già còn bị bệnh. Không chỉ thế ông còn nhìn nhận Dubose là người can đảm bởi với tình trạng phụ thuộc vào thuốc móc phin suốt cuộc đời, việc dám từ bỏ nó để ra đi một cách thanh thản, chết mà không mắc nợ bất cứ đièu gì và bất cứ ai’ chỉ người can đảm mới làm được.

    Ngay khi Atticus phải chiến đấu với cả cộng đồng để bảo vệ Tom thì ông vẫn nhận định rằng “dù có cay đắng thế nào đi nữa, họ vẫn là bạn bè của ta và đây vẫn là nhà của ta”. Khi cả thị trấn cho rằng việc biện hộ cho Tom hẳn là sai thì ông vẫn nghĩ “Chắc chắn họ có quyền nghĩ vậy và họ có quyền nhận được sự tôn trọng dành cho những ý kiến đó”. Và dù cho những ý kiến trái chiều đem đến bất lợi và gây tổn thương cho ông cũng như gia đình, nhưng với cách nhìn của mình, Attiucs dễ dàng thấu hiểu, cảm thông và tôn trọng người khác.

    Cũng từ đó mà 2 đứa trẻ nhà Finch đã lớn lên với sự chính trực, lòng vị tha như thế. Các em dần nhận ra mỗi người đều có mặt tốt và mặt xấu: Boo Raley từng là bóng ma ám ảnh trí tưởng tượng lại trở thành người bạn sau đó là ân nhân cứu mạng. Dubose là người can đảm dù rằng bà có quan điểm gay gắt về bố Attiucs, bác Alxandrea đầy thành kiến về danh giá dòng họ nhưng rất quan tâm đến việc giáo dục Scout… Qua từng chuyện lớn nhỏ Atticus luôn cố gắng giáo dục con cái về lương tâm, công bằng, bác ái, chống thành kiến, và không bao giờ thoả hiệp. Để rồi đi đến những trang cuối cùng của tác phẩm, khi Scout thừa nhận rằng: “Bố Attiucs đã đúng, có lần ông đã nói ta không bao giờ thực sự biết một người chừng nào ta chưa ở vào địa vị của họ và cư xử theo kiểu của họ”. Tác phẩm “Giết con chim nhại” cũng đã kết thúc nhẹ nhàng với dòng suy nghĩ đó của Scout, để lại trong lòng độc giả những rung cảm đẹp và thôi thúc hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời.

    Có lần ông đã nói ta không bao giờ thực sự biết một người chừng nào ta chưa ở vào địa vị của họ và cư xử theo kiểu của họ